Học báo chí ra làm gì, ai muốn chọn thi ngành này nhất định phải nắm rõ

Đánh giá

Tuyển dụng báo chí là 1 trong những vấn đề được đông đảo các bạn trẻ quan tâm đặc biệt những bạn sắp thi tuyển đại học. Nhiều bạn thường thắc mắc rằng học báo chí ra làm gì, liệu nó có phù hợp với mình hay không?

Cũng như các ngành nghề khác, trong nghề báo cũng có nhiều vị trí công việc khác nhau. Đôi khi cùng làm 1 cơ quan nhưng mỗi người 1 công việc 1 chuyên môn, chứ không phải ai cũng viết bài và không phải ai cũng là người đi lấy tin. Nếu học báo chí thì ra trường bạn thường làm các vị trí sau

  1. Phóng viên

Chắc đây là công việc mà các bạn sẽ hình dung ra đầu tiên khi nói đến nghề báo. Phóng viên là những người thường đi tắc nghiệp lấy tin ở ngoài thực tế. Có thể là tin phóng sự về vụ hỏa hoạn, 1 lễ hội đang diễn ra hoặc tin bài về các cuộc họp hoặc điều tra lấy tin về các sự việc nguy hiểm như buôn lậu, phá rừng….

Thông thường họ sẽ được sếp phân công đề tài hoặc khi biết 1 sự vụ nào đó họ thường xin chỉ đạo của sếp về vụ việc rồi mới bắt tay vào làm.

Học báo chí ra làm gì, ai muốn chọn thi ngành này nhất định phải nắm rõ - Ảnh 1
Phóng viên – Nguồn Internet

Phóng viên làm việc tại các phòng ban chuyên môn của tòa soạn ví dụ như phóng viên ban xã hội, phóng viên ban giải trí, phóng viên ban kinh tế… số lượng các phóng viên ở tòa soạn thì tùy thuộc vào quy mô cũng như chế độ của mỗi tờ báo, cơ quan.

Các phóng viên dù làm việc ở phòng ban nào đều cần có trình độ chuyên môn cao cũng như am hiểu trong lĩnh vực mà mình gắn bó tìm hiểu. Vì như thế mới có thể khai thác được những tin bài hay, sâu sắc, hấp dẫn bạn đọc.

Phóng viên thường có phóng viên trong nước và phóng viên thường trú nước ngoài. Đối với phóng viên thường trú nước ngoài thông thường họ được tòa soạn hoặc đài truyền hình, đài phát thanh… phân công đến 1 nước nào đó để theo dõi lấy tin, sự kiện, sự việc xảy ra trên địa bàn nước đó 1 cách nhanh chóng kịp thời nhất.

  1. Biên tập viên

Biên tập viên là những nhà báo chuyên làm nhiệm vụ biên tập bài vở, sản xuất các tin bài hàng ngày. Thu thập xử lý tài liệu, đề bài theo định hướng của cấp trên.

Học báo chí ra làm gì, ai muốn chọn thi ngành này nhất định phải nắm rõ - Ảnh 2
Biên tập viên – Nguồn Internet

Họ thường dành nhiều thời gian làm việc ở các văn phòng, tòa soạn, đài truyền hình… chứ không phải ra ngoài đi lấy tin nhiều như các phóng viên. Tuy nhiên ở 1 số nơi thì không phân biệt rõ ràng công việc của biên tập viên và phóng viên. Có thể họ vừa là người đi săn tin vừa là người biên tập bài vở.

  1. Thư kí toàn soạn

Để làm đến vị trí này bạn phải là người giỏi về chuyên môn, nhạy bén trong xử lý công việc và dày dặn kinh nghiệm trong nghề nhiều năm cũng như là người có định hướng rõ ràng. Vì trong tòa soạn đây là vị trí lớn thứ 3, chỉ sau tổng biên tập và phó tổng. Thư kí toàn soạn được xem là cánh tay phải đắc lực của tổng biên tập. Đó là người có trọng trách giao đề tài cho nhân viên làm, kiểm duyệt bài và là người có quyền xuất bản bài vở. Ngoài ra họ là người nắm rõ về seo, về kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực báo chí.

Học báo chí ra làm gì, ai muốn chọn thi ngành này nhất định phải nắm rõ - Ảnh 3
Thư kí toàn soạn – Nguồn Internet

Thư kí toàn soạn thường là vị trí bận rộn, áp lực vất vả và phải theo dõi sát sao hoạt động hằng ngày của nhân viên cũng như mọi diễn biến bài vở.

  1. Tổng biên tập và phó tổng biên tập

Tổng biên tập là người đứng đầu cơ quan và phó tổng là người đứng thứ 2. Họ có trách nhiệm lãnh đạo cơ quan, gắn kết mọi người, xây dựng mối quan hệ với bên ngoài cũng như gắn kết nội bộ.

Học báo chí ra làm gì, ai muốn chọn thi ngành này nhất định phải nắm rõ - Ảnh 4
Tổng biên tập và phó tổng biên tập – Nguồn Internet

Tổng biên tập là người chịu trách nhiệm chính về nội dung và là người được bổ nhiệm bằng văn bản pháp lý.

Còn Phó tổng là người cùng tổng biên tập định hướng nội dung công việc cho toa soạn cũng như giúp đỡ sếp, thay sếp điều hành công việc cơ quan khi sếp đi vắng.

  1. Bạn có thể học báo chí ở đâu

Hiện nay có rất nhiều trường đại học cao đẳng đào tạo ngành báo chí như: Học viện báo chí và tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trường cao đẳng phát thanh truyền hình, ĐH sư phạm Đà nẵng, ĐH Khoa học Huế… Hoặc nếu không học ngành báo chí thì bạn cũng có thể học cách ngành gần gũi với báo chí như: Sư phạm văn, Luật, Ngôn ngữ học….

Vì không phải ai làm nhà báo cũng xuất phát từ việc học các ngành báo chí và không phải ai học báo chí ra cũng có thể làm được nghề báo và được làm báo. Có những người học ra không xin được việc, hoặc xin được rồi lại không đủ năng lực để trụ vững với nghề.

Học báo chí ra làm gì, ai muốn chọn thi ngành này nhất định phải nắm rõ - Ảnh 5
Đây là 1 nghề rất đáng để bạn theo đuổi – Nguồn Internet

Để làm được nghề báo bạn nhất định phải có đam mê thật sự, có năng lực, có khả năng viết lách chăm chỉ ham học hỏi cũng như nhanh nhẹn, nhạy bén trong phân tích vấn đề. Nếu bạn muốn làm phóng viên thì nhất định phải có sức khỏe thì mới có thể trụ vững với nghề.

Kết Luận:

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp được câu học học nghề báo ra làm gì. Mong rằng nó cung cấp hữu ích cho các bạn đang muốn theo đuổi với đam mê làm nhà báo và cũng như giúp các bạn nắm vững thông tin về nghề này để chọn lựa hướng đi phù hợp cho mình.

Tuệ Tâm

Nguồn: https://timviecbaochi.com/

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.