Nghề báo nói và những khó khăn cho người mới vào nghề
Nghề báo nói (làm phát thanh) nó lại có những đặc thù riêng biệt nhưng nếu đã có thâm niên làm nghề thì phóng viên, biên tập viên sẽ xử lý dễ dàng. Song với những bạn mới ra trường thì nó quả là những khó khăn không hề nhỏ đâu.
- Tuyển dụng báo chí và 5 kinh nghiệm vàng để cuộc phỏng vấn thành công
- Học xã hội học ra làm gì? Sinh viên có thể chọn 4 ngành đang hot sau đây
- 4 tuyệt chiêu giúp các bạn biết cách viết 1 bài báo hay
1. “Những tai nạn” liên tiếp khi đọc
Nghề báo nói là nghề mà người phát thanh viên, biên tập viên phải đọc trước micro để truyền tải nội dung tới khán thính giả. Tất nhiên mọi việc không đơn giản như chúng ta nghĩ rằng chỉ cần đọc to, đọc rõ là được. Mà người phát thanh viên cần phải có tố chất của nghề nữa. Không chỉ đọc đúng mà phải đọc hay, ngắt nghỉ đúng chỗ và đặc biệt là giọng phải truyền cảm tùy ngữ cảnh, tùy nội dung mà thay đổi giọng đọc cho phù hợp.
Với những bản tin được biên tập trước khi phát thì phát thanh viên còn đỡ dính lỗi chứ với những bản tin mà đọc trực tiếp thì “tai nạn” nghề là nhiều vô kể. Trong trường hợp này nhiều phát thanh viên bị ‘dính’ đọc ngọng, đọc nhầm. Nhưng chắc chắn đó là những lỗi không quá trầm trọng, khán thính giả tinh lắm mới phát hiện ra được.
Chính vì vậy mà các phát thanh viên đã truyền kinh nghiệm cho nhau đó là: với từ ngữ quan trọng thì phải gạch chân bằng bút đó để mình chú ý khi tới đó thì cần tập trung đọc thận trọng hơn. Với những mốc lịch sử, tên các vị lãnh đạo hay những vấn đề đại sự quốc gia mà nhầm thì không bao giờ chấp nhận được.
Đây cũng là những bài học xương máu cho các bạn mới vào nghề báo nói cần phải nắm cho chắc để tránh mắc phải.
2. Dẫn cặp với phát thanh viên khác sao cho khớp và trôi chảy là khó vô cùng với người mới vào nghề
Nếu chỉ đơn thuần đọc bản tin mình biên tập sẽ dễ cho bạn hơn nhưng khi tham gia dẫn một số chương trình bắt buộc bạn phải dẫn với người khác thì đòi hỏi phải thận trọng vô cùng. Dù là có kịch bản nhưng vẫn cần phải có sự tung hứng qua lại giữa 2 người thì chương trình đó mới trở nên sôi nổi được.
Vì vậy cần đặc biệt tránh chuyện cướp lời người khác, nói trùng với ý bạn dẫn đã nói hay không hiểu ý nhau mà “ông nói gà, bà nói vịt”. Nghề báo nói tưởng không khó mà khó không tưởng đấy các bạn á chứ không phải chỉ có lên truyền hình bao nhiêu người nhìn thấy mình mới sợ vấp váp đâu.
Khán thính giả luôn là những người khó tính và khắt khe, nhưng khi đã chiều được lòng họ rồi thì họ lại rất chung thành với mình. Lúc đó các phát thanh viên mới thấy rằng: À, hóa ra khán thính giả cũng thương cũng yêu mình lắm, chỉ cần mình biết cố gắng và hoàn thiện là mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi.
3. Chuyên môn vững vàng, kiến thức phải rộng
Đây đúng là thách thức quá lớn cho những bạn mới bước vào nghề phát thanh rồi. Nhưng cái nghề này nó đòi hỏi như vậy nên khi chấp nhận gắn bó với nó thì bạn phải tự hoàn thiện bản thân mình thôi.
Khi làm báo nói không chỉ đơn thuần là bạn nhận kịch bản rồi đọc. Trong nhịp phát triển của báo chí thì báo nói hiện đại, tỉ lệ giọng đọc của phát thanh viên chuyên nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại phần lớn là giọng đọc của những người trực tiếp làm ra “đứa con tinh thần” của mình chính là đội ngũ phóng viên và biên tập viên.
Vì vậy hầu như mỗi người sẽ được chia mảng, chịu trách nhiệm cho từng bản tin riêng. Vì vậy bạn có thể lựa chọn những mảng là sở trường của mình để làm cho tốt. Năng lực của phóng viên, biên tập viên thể hiện ở việc họ chọn được chủ đề để xây dựng kịch bản, thiết kế chương trình, tìm khách mời và cuối cùng là dẫn dắt người nghe đi theo chương trình mình đã dựng sẵn.
Tuy nhiên, cần phải đảm bảo được rằng bạn có thể xử lý được mọi tình huống phát sinh bất ngờ có thể xảy ra dù đang nói trực tiếp cho khán giả nghe. Đó chính là khả năng ứng biến cũng là vốn kiến thức mà bạn cần phải có.
Khán thính giả càng bị lôi cuốn, đón chờ nghe chuyên mục mà bạn phụ trách mỗi lần đến giờ phát sóng đó chính là thành công của người làm chương trình nhưng cũng là những khó khăn mà người mới vào nghề cần vượt qua để đạt được. Nghề gì cũng có những khởi đầu, những vấp ngã nhưng cốt yếu là bạn cần biết vượt qua khó khăn, hoàn thiện những gì mình còn yếu là có thể thành công thôi.
>> Xem ngay: Các vị trí công việc tuyển kế toán viên tại TP.HCM được ưa thích nhất
4. Thiếu bản lĩnh chính trị thì không thể nào làm được việc
Làm nghề báo nói bạn không thể tránh được việc phải dẫn trực tiếp các buổi tọa đàm, giao lưa với các nhân vật có tầm quan trọng. Chính vì vậy phát thanh viên trong mỗi trương trình này cần phải nắm chắc các chủ trương, đường lối chính sách để có thể nói đúng, truyền đạt đúng những nội dung thông tin tới khán thính giả nhà đài.
Kiến thức không tốt, bạn liên tiếp mắc lỗi sai thì khó mà chữa được. Nếu những buổi tọa đàm không được phát trực tiếp thì may ra bạn còn có cơ hội để biên tập, dàn dựng lại chứ nếu phát trực tiếp thì không còn cơ hội nào để sửa sai nữa đâu. Chính vì vậy khi dẫn chương trình này thì nhà đài luôn giao cho những biên tập viên, phát thanh viên có kinh nghiệm chứ chẳng ai dại gì đặt vào tay các bạn mới ra trường để thử sức.
Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là những người mới ra trường hoàn toàn không có cơ hội gì cả. Bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ các bậc tiền bối rất nhiều điều nếu bạn chú ý quan sát cách họ làm, cách họ xử lý tình huống… thì kiến thức nghề của bạn sẽ được nâng lên rất nhiều. Biết đâu chỉ vài tháng vào nghề bạn đã có những chương trình để đời thì sao.
5. Khó khăn thế nhưng cơ hội cho các bạn mới ra trường là rất nhiều
Cơ hội công việc cho những bạn trẻ đến với nghề báo nói khá tiềm năng bởi vì ở nước ta vài năm gần đâu mọi người lại có xu hướng quay trở lại nghe radio nhiều hơn khi công nghệ ngày một phát triển. Khán thính giả nghe qua điện thoại, nghe radio khi họ ngồi trong xe hơi, xe bus…đã tạo điều kiện cho nghề báo nói phát triển hơn rất nhiều. Vì đây đây vẫn là miền đất hứa về công việc để các bạn phát thanh viên trẻ dấn thân và phát triển tài năng của mình chứ không sợ nó mai một đi.
Làm nghề gì cũng vậy, quan trọng là các bạn phải dám nghĩ, dám làm, dám làm lại khi mình thất bại. Nếu bạn đã yêu thích nó thì đừng ngại ngần thử sức mình. Sai có thể sửa, tuy nhiên đây là nghề của công chúng nên các bạn cần khắc cốt ghi tâm là phải thận trọng hết mức có thể trước khi làm. Chứ có những cái sai mãi mãi không sửa được đâu.
Cuộc đời mỗi con người cái gì cũng có thể xảy ra, ta không đoán định trước được. Trường học cũng không dạy hết được bạn những kiến thức trong nghề mà chỉ có thực tiễn xông pha mới làm bạn sáng tỏ mọi thứ. Vì vậy những bạn trẻ mới vào nghề báo nói hãy vững tâm nên nhé. Cống hiến hết mình với đam mê để đem đến những giọng đọc hay, truyền cảm, những kiến thức bổ ích cho khán thính giả nghe đài.
- Việt Nam học là ngành như thế nào? Tốt nghiệp có dễ xin việc lương cao không
- Đọc báo in – Nét đẹp văn hóa người Việt
- Báo chí truyền thông là gì? Top 5 nghề truyền thông không cần bằng cấp
Khán thính giả giờ họ cũng “kén” lắm đấy. Thay vì phải nghe những gì nhà đài nói, nhà đài phát thì họ đã có thể chọn nghe những gì mình thích. Hi vọng rằng các bạn sẽ khiến cho khán giả phải luôn luôn tìm đến chương trình mình làm để nghe và hưởng thụ, đó là thành công lớn nhất của người phát thanh trong nghề báo nói rồi đấy!
Minh Minh
Nguồn: https//:timviecbaochi.com

Ngành báo chí học trường nào không lo "thất nghiệp"
Hướng nghiệp 18-01-2023, 09:21Ngành báo chí học trường nào? Là câu hỏi mà ai muốn theo học báo chí đều thắc mắc. Bạn có năng khiếu thôi chưa đủ, bên cạnh đó còn phải vào được ngôi trường phù hợp - nơi có thể dìu dắt bạn đi đến bước đường thành công. Dưới đây là danh sách...

Diễn giả là gì? Muốn làm diễn giả thì học ngành gì?
Hướng nghiệp 09-01-2023, 15:27Ngày nay những bài diễn thuyết của các diễn giả nổi tiếng đều được thu hút, quan tâm của đông đảo mọi người. Vậy nghề diễn giả là gì? Muốn trở thành diễn giả thì học ngành gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Diễn giả là gì? Diễn...

Phóng viên ảnh là gì? Công việc của phóng viên ảnh
Hướng nghiệp 11-11-2022, 16:29Phóng viên ảnh là một công việc khá thú vị với nhiều thử thách. Đây là vị trí việc làm được nhiều bạn trẻ theo đuổi vì được làm việc tự do, không gò bó. Vậy phóng viên ảnh là gì? Công việc này ra sao? Tìm hiểu ngay nhé! Phóng viên ảnh là gì?...

Báo chí truyền thông là gì? Top 5 nghề truyền thông không cần bằng cấp
Hướng nghiệp 05-04-2022, 13:50Nhiều người muốn biết rõ về cách tuyển dụng báo chí dễ dàng, đơn giản nhất nhưng lại không nắm và hiểu được báo chí truyền thông là gì để theo nghề. Vậy với những người không có bằng cấp muốn làm truyền thông thì phải như thế nào? Ngành báo chí truyền thông là ngành...

Tuyển dụng phát thanh viên và những yếu tố bắt buộc bạn phải có để thành công
Hướng nghiệp 04-04-2022, 10:00Bạn yêu thích và muốn trở thành một phát thanh viên chuyên nghiệp? Bạn đang lo lắng về việc tuyển dụng phát thanh viên khó? Hãy cùng Tìm Việc Báo Chí khám phá cơ hội việc làm này ngay nhé Tuyển biên tập viên: Ứng viên cần nắm được những điều gì? Quy trình tuyển...

Học xã hội học ra làm gì? Sinh viên có thể chọn 4 ngành đang hot sau đây
Hướng nghiệp 19-08-2021, 08:00Thời buổi hiện nay, học ngành nghề gì cũng lo thất nghiệp tuy nhiên có những ngành học vẫn thu hút được rất nhiều sinh viên theo học đó là ngành xã hội học. Vậy bạn đã biết học xã hội học ra làm gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây...

Tuyển biên tập viên: Ứng viên cần nắm được những điều gì?
Hướng nghiệp 11-08-2021, 08:00Với các bạn trẻ ước mở trở thành các biên tập viên nội dung trong tương lai thì không thể bỏ qua ngành học liên quan tới vị trí này. Vậy bạn đã biết biên tập viên là gì và cơ hội ứng tuyển biên tập viên ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết...

Quy trình tuyển dụng báo chí mới nhất mà ứng viên tìm việc nên biết
Hướng nghiệp 03-08-2021, 15:55Các bước tuyển dụng hay quy trình tuyển dụng nhân sự là những cụm từ được tìm kiếm trên trang google khi nhắc tới việc làm ngành báo chí. Trong bài viết ngay sau đây, Tìm Việc Báo Chí sẽ chia sẻ cho các bạn các bước tuyển dụng nhân sự báo chí mới nhất...

Biên tập viên học ngành gì để ra trường dễ xin việc?
Hướng nghiệp 15-07-2021, 10:00Để biến ước mơ trở thành một biên tập viên trong tương lai không khó, nhưng nhiều bạn lại thắc mắc biên tập viên học ngành gì để khi ra trường có thể dễ dàng xin việc? Dưới đây là một số gợi ý mà Tìm Việc Báo Chí muốn chia sẻ để giúp bạn...

Top công việc ngành báo chí lương cao sau khi ra trường
Hướng nghiệp 13-07-2021, 09:27Trong một những năm gần đây thì báo chí đang ngành càng phát triển mạnh mẽ và dẫn đầu xu hướng thông tin truyền thông. Chính vì lẽ đó mà nhiều bạn trẻ giờ đây rất quan tâm và lựa chọn ngành báo chí ngày càng nhiều. Đâu là top công việc ngành báo chí...