Phóng viên là gì? Đâu là sự khác biệt giữa phóng viên và nhà báo?

5 (100%) 2 Đánh giá

Qua bài viết này, ngoài việc hiểu rõ nghề phóng viên là gì thì Tìm Việc Báo Chí hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này cũng như sự khác biệt so với nhà báo. Đặc biệt, với các bạn đang có định hướng theo đuổi nghề phóng viên thì sẽ nắm được nhiều thông tin hữu ích.

Phóng viên nghĩa là gì?

Phóng viên chịu trách nhiệm viết tin tức, viết bài và thường để lại bút danh hoặc tên của mình ở dưới mỗi bài viết. Công việc của phóng viên thường làm ở các đài phát thanh, truyền hình hay các hãng thông tấn, tòa soạn báo. Đôi khi họ còn trở thành các nhà quay phim, chụp ảnh.

Phóng viên là gì? Đâu là sự khác biệt giữa phóng viên và nhà báo? - Ảnh 1
Phóng viên nghĩa là gì?

Trong các đài truyền hình thì phóng viên sẽ cùng với biên tập viên, quay phim sẽ dùng các hình ảnh, tư liệu tốt để dựng lên các tác phẩm. Phóng viên có thể làm việc một mình cùng với chiếc máy quay nhưng cũng có lúc sẽ làm việc theo ê kíp. Một ê kíp thông thường sẽ gồm có: quay phim, biên tập viên, nhà kỹ thuật về hình ảnh, ánh sáng, âm thanh …

Sự khác nhau giữa nhà báo và phóng viên là gì?

Bên cạnh việc hiểu rõ khái niệm phóng viên là gì thì bạn cũng cần biết cách phân biệt giữa nhà báo và phóng viên. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn về nghề của hai chức danh này.

Nhà báo và phóng viên đều hoạt động trong lĩnh vực báo chí và trong đội ngũ cập nhật tin tức để đưa tin. Tuy nhiên thực tế thì hai chức danh này lại có những điểm khác biệt nhất định trong nghề. Cụ thể nhà báo sẽ có Thẻ nhà báo do nhà nước cấp dựa theo Luật báo chí ban hành năm 2016.

Phóng viên là gì? Đâu là sự khác biệt giữa phóng viên và nhà báo? - Ảnh 2
Phân biệt nhà báo và phóng viên

Còn phóng viên thì chưa được cấp Thẻ nhà báo. Họ cũng làm trong mảng bảo chí và có trách nhiệm chụp ảnh, viết bài để đưa tin và đi công tác theo sự chỉ định của tòa soạn. Trong các chuyến công tác đó thì phóng viên sẽ được tòa soạn cấp cho giấy giới thiệu.

Đọc ngay: Tìm việc nhanh từ 20.000 nhà tuyển dụng uy tín, hàng chục ngàn việc làm chất lượng với hơn 60 ngành nghề

Một phóng viên nếu muốn được cấp Thẻ nhà báo thì cần phải đáp ứng các điều kiện như:

  • Là công dân Việt Nam
  • Thường trú tại Việt Nam
  • Có bằng Đại học trở lên
  • Tính theo thời điểm xét duyệt cấp thẻ nhà báo thì phóng viên phải có thời gian công tác và làm việc tại một cơ quan báo chí liên tục từ 2 năm trở lên

Bên cạnh đó, cá nhân một nhà báo có thể tham gia tác nghiệp vào các phiên tòa xét xử công khai ở vị trí được bố trí riêng. Họ được phép liên lạc phỏng vấn, lấy tin đối với người tiến hành hoặc tham gia tố tụng.

Phân loại nhóm phóng viên

Phóng viên không phải là chức vụ duy nhất mà có thể là một nhóm người và đảm nhiệm nhiều nghiệp vụ và vị trí khác nhau. timviecbaochi.com sẽ chia sẻ cho bạn ngay sau đây những loại nhóm phóng viên phổ biến gồm có:

Phóng viên không biên giới

Phóng viên không biên giới hay ký giả không biên giới là một tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ quyền tự do về mặt báo chí trên toàn cầu. Các nhà báo bị giam giữ sẽ được ký giả không biên giới giúp đỡ bằng cách tạo áp lực và chống việc kiểm duyệt.

Cập nhật: Danh sách việc làm đang tuyển dụng tại Thành Phố Hồ Chí Minh trên timviec.com.vn/viec-lam-tai-ho-chi-minh-1566083

Phóng viên chiến trường

Trong các loại hình phóng viên thì phóng viên chiến trường được xem là công việc nguy hiểm nhưng lại cao quý nhất của nghề báo. Ngay từ khi ngành báo chí ra đời thì nghề phóng viên chiến trường cũng đã xuất hiện. Người phóng viên chiến trường sẽ có nhiệm vụ ghi chép lại các cuộc xung đột, chiến tranh đã xảy ra.

Phóng viên truyền hình

Làm việc tại các đài truyền hình, phóng viên truyền hình sẽ chịu trách nhiệm về mặt nội dung, thu thập các tin báo chí, tài liệu trong quá trình tác nghiệp trực tiếp ở hiện trường để lên sóng. Tuy nhiên, công việc của phóng viên truyền hình có những nhiệm vụ khác nhau tùy theo từng đài truyền hình.

Phóng viên là gì? Đâu là sự khác biệt giữa phóng viên và nhà báo? - Ảnh 3
Phóng viên truyền hình

Ngoài 3 nhóm phóng viên nêu trên thì nghề phóng viên còn có các vị trí khác mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn như:

  • Phóng viên tự do
  • Phóng viên ảnh
  • Phóng viên nghiệp dư

Để trở thành một phóng viên thì ứng viên tìm việc làm báo chí còn phải đáp ứng nhiều yếu tố khác nữa. Trước hết bạn đã hiểu được rõ thêm về một khái niệm báo chí nữa đó là phóng viên là gì cũng như sự phân biệt rõ rệt giữa nhà báo và báo chí. Chúc bạn thành công với nghề.

5 (100%) 2 Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.