Phóng viên là gì? Khái niệm và những điều cần biết

5 (100%) 2 Đánh giá

Phóng viên là gì? Phóng viên khác gì với nhà báo? Tố chất cần có là gì? Đây là những vấn đề bạn cần biết khi học ngành báo và muốn ứng tuyển báo chí.

Phóng viên là gì” là câu hỏi mà các phóng viên tương lai nhất quyết phải trả lời được. Họ cũng cần nắm được những thông tin liên quan khác nữa. Chỉ khi hiểu rõ tính chất của nghề phóng viên thì họ mới có thể làm tốt công việc và tiến xa trong sự nghiệp của mình.

Phóng viên là gì?

Phóng viên là những người làm việc trong các toàn soạn, thông tấn xã, đài truyền hình, đài phát thanh… Công việc chính của họ là viết bài, viết tin tức. Riêng các phóng viên truyền hình, đôi khi họ còn kết hợp với biên tập viên và người quay phim để tạo nên một ekip chuyên nghiệp nhằm tạo được những sản phẩm tốt nhất để mang đến cho người đọc, người xem.

Phóng viên là gì? Khái niệm và những điều cần biết - Ảnh 1
Phóng viên là người viết bài, cập nhật tin tức trong các toàn soạn, đài truyền hình… Nguồn ảnh Internet

Các phóng viên truyền hình có thể lựa chọn làm việc một mình với một chiếc máy quay do họ tự điều khiển và thu thập tư liệu nhưng họ cũng có thể chọn làm việc với một ekip đông đảo gồm cả biên tập viên, người quay phim, nhân viên kỹ thuật hậu kỳ điều chỉnh âm thành, ánh sáng, hình ảnh…

Phân biệt phóng viên và nhà báo

Sau khi đã nắm được khái niệm phóng viên là gì thì việc tiếp theo là bạn phải phân biệt rõ ràng được phóng viên và nhà báo khác nhau như thế nào. Đây là vấn đề mà nhiều người vẫn còn mơ hồ và nhầm lẫn. Tuy phóng viên và nhà báo đều là người viết bài, người tạo ra tin tức nhưng giữa họ vẫn có những sự khác biệt nhất định.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà báo và phóng viên chính là tấm thẻ nhà báo. Nhà báo là người hoạt động trong lĩnh vực báo chí và có thẻ nhà báo do Nhà nước cấp còn phóng viên cũng là người hoạt động trong ngành báo chí, cũng được giao cho trách nhiệm đưa tin, chụp ảnh, đi tác nghiệp nhưng họ lại chưa được cấp thẻ nhà báo. Khi tác nghiệp bên ngoài, họ chỉ được nhận giấy giới thiệu của tòa soạn mà thôi.

Phóng viên là gì? Khái niệm và những điều cần biết - Ảnh 2
Phóng viên và nhà báo có sự khác biệt nhất định. Nguồn ảnh Internet

Một phóng viên muốn được cấp thẻ nhà báo thì phải hội tụ đầy đủ các điều kiện bao gồm: là công dân Việt Nam và thường trú tại đây; có bằng cấp từ trình độ Đại học trở lên; có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm tại một cơ quan báo chí tính đến thời điểm xét duyệt cấp thẻ.

Các phóng viên được cấp thẻ nhà báo thì công việc của họ sẽ dễ dàng và suôn sẻ hơn rất nhiều so với những người chưa được cấp thẻ. Họ chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo thì có thể lấy tin và chụp ảnh ở những nơi cần thiết để có tư liệu cho bài viết, họ sẽ không sợ gặp cản trở hoặc trục trặc gì ảnh hưởng đến công việc.

Ngoài ra khi sở hữu thẻ nhà báo thì các phóng viên sẽ được tác nghiệp ở các toàn án, các phiên xét xử tội phạm trong các vụ án lớn, nhỏ. Họ thậm chí còn được bố trí một vị trí riêng biệt để có thể hoàn thành công việc của mình. Không chỉ vậy lấy tư cách là nhà báo, họ còn được phép liên lạc với các bên liên quan để thu thập thông tin và tư liệu cho bài viết.

>> Tham khảo những việc làm Đà Nẵng mới nhất với các việc làm phóng viên báo chí hấp dẫn cho ứng viên

Tố chất cần có của người phóng viên

Bạn đã nắm được khái niệm phóng viên là gì và có thể phân biệt rõ ràng giữa phóng viên và nhà báo, vậy thì giờ là lúc bạn tìm hiểu kỹ hơn về những tố chất của một phóng viên.

Để trở thành một phóng viên thành công, bạn cần phải hội tụ vô vàn những điều kiện và kỹ năng khác nhau, nhưng về cơ bản bạn phải làm được 3 điều dưới đây:

Không ngại khó, không ngại khổ

Phóng viên không phải là nghề “ngồi mát ăn bát vàng”, họ là những người phải lăn xả vào trong bão lũ, đến những vùng chiến tranh hay đi vào những nơi rừng thiêng nước độc để thu thập tư liệu viết bài. Vì vậy, phóng viên phải là những người hết sức dũng cảm, xông xáo, không sợ gian khó. Chỉ có như vậy, họ mới có thể gắn bó dài lâu với nghề.

Phóng viên là gì? Khái niệm và những điều cần biết - Ảnh 3
Người làm phóng viên thường không ngại gian khổ. Nguồn ảnh Internet

Sự trung thực và khách quan

Nhà báo, phóng viên là những người nói lên hiện thực cuộc sống. Họ phải trung thực khi viết bài hay đưa tin tức, có như vậy thì người đọc mới có thể nhìn rõ thế giới muôn màu này theo một cách chân thực nhất có thể. Phóng viên cũng phải giữ vững sự khách quan khi làm việc, không để những cám dỗ làm mờ mắt, khiến họ làm trái lương tâm và viết ra những điều không đúng sự thật.

Phóng viên là gì? Khái niệm và những điều cần biết - Ảnh 4
Họ phải làm việc một cách trung thực và khách quan. Nguồn ảnh Internet

Học hỏi không ngừng

Phóng viên là người cập nhật tin tức cho độc giả về mọi mặt trong đời sống, vì vậy họ cần có hiểu biết sâu rộng cả về chuyên môn và những vấn đề thường thức khác. Họ cũng phải không ngừng cố gắng, không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức để nâng cao kỹ năng của bản thân. Chỉ có như vậy họ mới có thể thành công với nghề phóng viên mà họ đã chọn.

Phóng viên là gì? Khái niệm và những điều cần biết - Ảnh 5
Họ cũng phải học hỏi và nỗ lực không ngừng. Nguồn ảnh Internet

Bài viết trên đây của timviecbaochi.com đã gửi đến bạn nhiều thông tin hữu ích như khái niệm phóng viên là gì, phân biệt phóng viên – nhà báo, tố chất của người phóng viên… Hi vọng bạn sẽ ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp nhờ những hiểu biết đáng quý này nhé!

>> Xem ngay: Các mẫu cv ấn tượng giúp ứng viên tự tin đi ứng tuyển công việc

5 (100%) 2 Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.