Nghề phóng viên truyền hình: nhạy bén với thông tin ở mọi ngóc ngách

Đánh giá

Nghề báo chí, đặc biệt là nghề phóng viên truyền hình luôn phải bắt kịp xu thế của thông tin tại mọi điểm nóng của cuộc sống. Vậy, làm thế nào để trở thành một phóng viên truyền hình?

Phóng viên truyền hình là ai?

Có thể hiểu một cách đơn giản, phóng viên nói chung và phóng viên truyền hình nói riêng là những người chuyên đi tìm kiếm, đưa tin. Những người làm công tác truyền thông sẽ luôn phải đi tới điểm nóng của các vấn đề xã hội trong ngày. Và các phóng viên thường phải làm việc với mọi đối tượng xã hội như: người dân, chính quyền, người nổi tiếng….

Bên cạnh đó, các phóng viên truyền hình còn phải tác nghiệp trên mọi hoàn cảnh khác nhau, dù đó có là những nơi tồi tề nhất như: hiện trường một cơn bão vừa đi qua, hoặc tại chiến trường.

Nghề phóng viên truyền hình thường làm những gì?

Đối với một phóng viên truyền hình, tùy vào các mảng lĩnh vực và vị trí công việc mà những người làm truyền hình theo đuổi có tính chất công việc khác nhau. Mặc dù vậy, nghề phóng viên truyền hình vẫn có thể hiểu được thông qua những đầu việc như:

Nghề phóng viên truyền hình: nhạy bén với thông tin ở mọi ngóc ngách - Ảnh 1
Nghề phóng viên luôn phải tích cực đi tìm kiếm, đưa tin (Nguồn: Internet)

  • Thu thập thông tin, lựa chọn các sự kiện nổi bật
  • Điều tra, phỏng vấn để kiểm chứng tính xác thực của thông tin
  • Chụp ảnh, quay phim lấy tư liệu
  • Làm việc cùng các biên tập để phát triển tin bài
  • Đưa tin trực tiếp từ hiện trường
  • Phát triển các mối quan hệ để có được đề tài độc đáo

➣➣ Xem ngay cơ hội việc làm ngành báo chí tại: https://timviecbaochi.com/co-hoi-viec-lam-nganh-bao-chi-co-the-lam-duoc-nhieu-nghe-2043.html

Địa điểm làm việc của các phóng viên truyền hình ở đâu?

Đối với những người làm công tác truyền thông, phần lớn thời gian họ dành là ở ngoài thực địa nhằm thực hiện các cuộc phỏng vấn điều tra để có thể có được tư liệu sản xuất phóng sự. Nghề phóng viên truyền hình thường rất ít khi có mặt ở văn phòng mà họ chủ yếu tới những nơi có các tin nóng để thu thập tin tức.

Nghề phóng viên truyền hình: nhạy bén với thông tin ở mọi ngóc ngách - Ảnh 2
Các phóng viên còn phải sẵn sàng tác nghiệp mọi nơi (Nguôn: Internet)

Ngoài những phóng viên chuyên bám các địa bàn trong nước để có thể có được những phóng sự mới nhất, các phóng viên truyền hình cũng phải thực hiện cả những tin tức quốc tế nữa.

Do vậy, đôi khi họ phải thường xuyên công tác tại những địa bàn rất nguy hiểm như tại nơi có dịch hay những chiến trường nóng trên thế giới. Những địa bàn này sẽ đặt phóng viên vào những tình huống hết sức nguy hiểm. Và chỉ có một bản lĩnh rất vững thì các nhà báo truyền hình mới có thể tồn tại được với nghề.

Thu nhập của nghề phóng viên truyền hình hiện nay

Có thể nói rằng, vấn đề thu nhập của các phóng viên, biên tập truyền hình hiện nay luôn được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Và theo như lời chia sẻ của nhiều biên tập viên đang làm việc tại các đài truyền hình của Việt Nam thì: mức thu nhập của biên tập viên chưa bao giờ là đói. Tuy nhiên, với đặc thù của nghề phóng viên truyền hình thiên về sản phẩm nên cách tính thu nhập của các biên tập cũng có sự khác biệt nhất định.

Nghề phóng viên truyền hình: nhạy bén với thông tin ở mọi ngóc ngách - Ảnh 3
Thu nhập nghề phóng viên truyền hình cũng khá khác biệt so với các nghề khác (Nguồn: Internet)

Theo đó, với những người làm báo, và đặc biệt là làm truyền hình. Thu nhập từ các sản phẩm mới thật sự đáng để nghĩ tới. Nguồn thu nhập này được gọi là định mức và định mức này nhiều hay ít thì hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà các phóng viên, biên tập viên làm ra được trong từng tháng.

Do vậy, một công thức để có thể tính được thu nhập của người làm truyền hình đó là: lương cứng + thu nhập theo định mức = thu nhập của cả tháng.

Nghề phóng viên truyền hình: nhạy bén với thông tin ở mọi ngóc ngách - Ảnh 4
Thu nhập của nghề phóng viên truyền hình chưa bao giờ là đói (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, đối với những người làm truyền hình hiện đang công tác tại các đài truyền hình của các lực lượng vũ trang như: truyền hình CAND, truyền hình quốc phòng thì ngoài thu nhập theo như công thức trên. Các phóng viên, biên tập viên còn được trả lương theo cấp hàm trên người. Do vậy, tổng thu nhập của họ sẽ tăng lên đáng kế.

Muốn theo đuổi nghề phóng viên truyền hình nên học ở đâu?

Với những thông tin như trên, có thể thấy rằng, nghề làm báo truyền hình vẫn luôn rất có giá trên thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên, để có thể có được một kiến thức nền tảng tốt thì các ứng viên nên học ở đâu. Hiện nay đã có rất nhiều trường chuyên đào tạo về phóng viên như: Học viên Báo chí và Tuyên truyền, Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Cao đẳng truyền hình…

Những ngôi trường này hoàn toàn có thể cung cấp và hướng nghiệp cho các học viên những kiến thức nền tảng cơ bản nhất để có thể trở thành một phóng viên

Nghề phóng viên truyền hình: nhạy bén với thông tin ở mọi ngóc ngách - Ảnh 5
Cần làm gì để theo đuổi nghề phóng viên truyền hình (Nguồn: Internet)

Nghề nào cũng có những cái hay riêng của nó. Và nếu như bạn là một người thích thú với việc nắm bắt các tin tức nóng hổi trong ngày. Tại sao không thử ứng tuyển báo chí, cụ thể là vị trí phóng viên truyền hình này.

>> Theo dõi tin tức việc làm Đà Nẵng hấp dẫn dành cho các ứng viên

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.