Báo chí truyền thông là gì? Nắm vững 4 quan điểm này để không bị nhầm lẫn với các công việc khác

Đánh giá

Một vài năm trở lại đây xu hướng các bạn trẻ tìm học chuyên ngành báo chí truyền thông và tổ chức sự kiện ngày càng nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa báo chí truyền thông là gì? 

Ngành truyền thông là gì? Bao gồm những công việc gì?

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng truyền thôn là làm báo, làm quảng cáo hoặc làm phóng viên… Tất cả những nhận trên đều không đúng, đó chỉ mới là một phần của ngành truyền thông. Thực tế ngành truyền thông được chia thành nhiều ngành nghề khác.

1. Ngành truyền thông báo chí

Đa số người Việt Nam vẫn lầm tưởng và đánh đồng ngành truyền thông cũng chính là ngành truyền thông báo chí. Tuy nhiên báo chí chỉ là một phần trong lĩnh vực này thôi và ngành truyền thông báo chí thực tế là một lĩnh vực thiên về làm báo nhiều hơn so với các ngành truyền thông khác.

Xin việc ngành truyền thông báo chí các bạn có thể lựa chọn làm báo, nhà báo, biên tập viên, phóng viên liên quan đến báo in, báo điện tử, báo mạng…cung cấp các thông tin đến với độc giả.

2. Ngành truyền thông thực hành

Ngành truyền thông thực hành là ngành gây rất nhiều băn khoăn cho người học vì khá khó phân biệt. Nếu phân biệt kĩ trong các đầu việc truyền thông thì đây là nhánh ngành chuyên làm việc với báo chí (khác với làm event, làm quảng cáo).

Các bạn có thể tìm đọc Cẩm nang tìm việc báo chí và những lưu ý khi đi xin việc để tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực này, tuy nhiên theo thống kê điều tra thì các bạn sinh viên trẻ không ưa chuộng và lựa chọn ngành học này nhiều lắm.

3. Ngành truyền thông Media/ Digital media

Đây là nhóm ngành truyền thông kiểu dùng máy ảnh, máy quay phim, máy tính để dựng nên các sản phẩm truyền thông. Học ngành này ra trường có thể xin vào làm quay phim, dựng phim (có thể là phim tài liệu dạng báo chí hoặc là phim truyện bình thường, MV ca nhạc, TVC quảng cáo…) hoặc làm ra các đồ họa inforgraphic…Nói tóm lại là lĩnh vực sản xuất chương trình.

Ngành báo chí là gì? Gồm những công việc gì?

Ngành báo chí hiểu nôm na là công việc liên quan đến báo, có thể viết báo- làm báo…đem đến những thông tin phục vụ các độc giả hàng ngày, hàng giờ.

Ngành báo chí khá đa dạng, bạn có thể lựa chọn những công việc sau đây:

Phóng viên

đối với công việc này bạn có thể làm tại các cơ quan báo chí, thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim… làm nên các tác phẩm báo chí trong các cơ quan báo chí khác nhau như:
Xây dựng đề cương

Báo chí truyền thông là gì? Nắm vững 4 quan điểm này để không bị nhầm lẫn với các công việc khác - Ảnh 1
Phóng viên – nguồn Internet

Viết tin, viết bài theo sự phân công và hướng dẫn của trưởng ban biên tập
Chịu trách nhiệm về bài viết của mình

Phóng viên có thể làm việc tại các phòng ban chuyên môn của toà soạn như: phóng viên ban kinh tế, phóng viên ban văn xã, phóng viên ban khoa học,phóng viên ban pháp luật v.v… công việc này tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn của mỗi người.

Biên tập viên

Đối với công việc này thì nhiệm vụ của bạn là người biên tập, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ thuật, khoa học của các bản thảo, tin, bài của phóng viên và cộng tác viên.

Bên cạnh đó công việc này dòi hỏi bạn phải khai thác, tổ chức các nguồn tư liệu, tài liệu, tin, bài, đề tài…theo định hướng, kế hoạch của cấp trên giao cho. Ngoài ra bạn còn có thể nhận xét, biên tập nâng cao chất lượng và chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo; thuyết minh về chủ đề tư tưởng, chỉ dẫn các yêu cầu trình bày kỹ thuật, mỹ thuật, theo dõi quá trình dàn dựng, sản xuất; tham gia tổng kết chuyên môn nghiệp vụ.

Nhà báo

Nhà báo là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Nhiệm vụ đặc thù của họ là tìm kiếm, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện mới mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây.

Công việc này đòi hỏi rất nhiều về thể lực cũng như sự nhạy bén trong các vấn đề, đã xác định theo đuổi nghề báo, bạn phải chuẩn bị tinh thần đi công tác thường xuyên đến các vùng miền trên Tổ quốc để thu thập thông tin.

Báo chí truyền thông là gì? Nắm vững 4 quan điểm này để không bị nhầm lẫn với các công việc khác - Ảnh 2
Nghề này gặp rất nhiều áp lực – Nguồn Internet

Công việc làm báo có nhiều niềm vui được đi đây đi đó, tiếp xúc với nhiều người và văn hóa các nơi, có nhiều chuyến công tác kết hợp du lịch. Tuy nhiên, nếu như bạn đã có gia đình hoặc con cái thì việc thường xuyên phải đi xa cũng mang đến nhiều bất lợi, thậm chí là thời gian dành cho bản thân cũng không có nhiều.

Làm MC- Người dẫn chương trình

Thật ra công việc này không nhất thiết bạn phải học trường báo chí, đa phần thì ngoại hình tốt- giọng nói hay có thể ứng tuyển được rồi.

Tuy nhiên, một cử nhân trường báo chí và có khuôn mặt sáng vẫn có nhiều lợi thế hơn các sinh viên tốt nghiệp trường đại học khác để xin việc ở nhà đài.

Hơn thế nữa, MC đôi lúc phải rất linh hoạt khi dẫn trước công chúng, hoặc khi kịch bản có vấn đề thì đòi hỏi người dẫn chương trình phải có khả năng ứng biến nhanh và ngành học của bạn có thể rèn luyện, bổ trợ ngay cho các bạn từ giảng đường đại học rồi.

Một số tố chất cần có khi học ngành báo chí truyền thông

Không phải bất cứ sinh viên nào tốt nghiệp trường báo chí là có thể xin việc ngon lành, đôi lúc người chọn Nghề nhưng Nghề lại không chọn mình thì cũng rất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Ngoài đam mê và ước muốn được học ngành báo chí thì các bạn cũng cần phải có những tố chất sau:

1.Khả năng học tốt môn văn học, ngoại ngữ.
  1. Khả năng ghi nhớ từ mới và cấu trúc ngữ pháp.
  2. Khả năng nói, viết, tranh luận, kể chuyện.
  3. Khả năng giao tiếp tốt, tạo dựng mối quan hệ tốt ( sẽ có lợi nếu như bạn làm nghề báo- phóng viên- MC).
  4. Trung thực, khách quan, nhạy cảm ( người ta hay nói nhà báo nói láo để ám chỉ một số thành phần dùng ngòi bút của mình để bịa đặt lên các câu chuyện câu view để làm lợi ích cho mình).
  5. Không ngừng học hỏi, nâng cao vốn kiến thức, vốn sống ( đi một ngày đàng học một sàng khôn, luôn trau dồi kiến thức cho mình để phục vụ tốt cho công việc).
7. Phải có bản lĩnh vững vàng trước mọi cám dỗ ( Nghề nhà báo, phóng viên, biên tập…đều có khả năng gặp những tình huống nguy hiểm bắt buộc các bạn phải thật tỉnh táo để có thể ứng phó trong mọi hoàn cảnh)

Một số kỹ năng cần có khi theo đuổi ngành báo chí, truyền thông

Khả năng tự vệ

Nếu có thể bất cứ ai làm nghề báo chí truyền thông cũng nên theo học một khóa võ vẽ để phòng thân mỗi khi đi tác nghiệp.

Chưa kể các kỹ năng để thoát thân trong mọi hoàn cảnh nguy hiểm mà đối với một người làm báo chuyên nghiệp không thể không biết đến.

Báo chí truyền thông là gì? Nắm vững 4 quan điểm này để không bị nhầm lẫn với các công việc khác - Ảnh 3
Nghề nhà báo thường gặp khá nhiều nguy hiểm – Nguồn Internet

Khả năng phán đoán tình hình

Nói không ngoa nhưng nhiều lúc mỗi nhà báo, phóng viên…giống như các thám tử vậy; họ phải có cái đầu phân tích các vấn đề từ đó tìm ra hướng đi cho mình một cách tốt nhất, tránh mắc sai lầm là đi một dặm.

Khả năng phán đoán tình hình này còn giúp cho người làm báo chí truyền thông mỗi khi gặp nguy hiểm có thể tự bảo vệ mình, bởi vì tính chất công việc nên đây là một tỏng những kỹ năng cần thiết phải có và rèn luyện.

>>>Tin báo chí là gì? Kĩ thuật viết tin, bài báo chí căn bản cho người mới bắt đầu

>>>Nghề báo và những thách thức khó khăn chỉ ai làm nghề mới hiểu

Trên đây là những chia sẻ tổng hợp hi vọng mọi người có thể phân biệt được ngành báo chí truyền thông là gì và trong Cẩm nang tìm việc báo chí và những lưu ý khi xin việc cũng đã đề cập đến vấn đề này, mong rằng có thể bổ trợ- giúp đỡ các bạn nhiều hơn trong công việc.

Khánhlinh

                                                                                  Nguồn: http://timviecbaochi.com/

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.