Theo những gì trong Luật Công Chứng 2014, nếu muốn trở thành một công chứng viên thì bạn phải thực hiện đủ các tiêu chuẩn sau đây :
- Có bằng cử nhân Luật
- Có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Hãy cùng chúng tôi điểm qua trình tự các bước để trở thành một Công chứng viên ở Việt Nam :
Không khó để trả lời cho câu hỏi “học gì để làm công chứng viên“. Câu trả lời là chuyên ngành Luật
Bước 1 : Trở thành một cử nhân chuyên ngành Luật.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường có dạy ngành Luật. Mức đào tạo thường rơi vào khoảng 4 năm học.
Như ở kỳ 1 chúng tôi đã nói, ở Việt Nam về đào tạo ngành Luật thì có rất nhiều trường. Nổi bật nhất vẫn là 2 cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam như ĐH Luật Hà Nội (Bộ Tư Pháp) và ĐH Luật TP.HCM (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ngoài ra, còn rất nhiều khoa luật của các trường Đại Học khác cũng khá uy tín và đang dần khẳng định được vị thế của mình, chẳng hạn như Đại Học Ngoại Ngữ và Tin Học TP.HCM (HUFLIT), Đại Học Tôn Đức Thắng (TDTU), Đại học Kinh Tế – Luật, …
Mức điểm ở các trường đào tạo chuyên ngành Luật thường dao động từ 17 – 28 điểm. Đối với các bạn sinh viên có sức học khá, giỏi thì đây vốn là một mức điểm có thể “chấp nhận được” vì không quá thử thách, cũng không quá dễ dàng.
Thông thường chúng ta sẽ mất bốn năm để tốt nghiệp chuyên ngành Luật và có tấm bằng cử nhân. Đối với những bạn yêu thích công việc Công chứng viên, bạn phải hiểu cách vận hành của công việc. Vì nghề Công chứng viên đòi hỏi phải rà soát cẩn thận các văn bản, chi tiết và tỉ mỉ nên không được phép làm “ẩu” khi làm trong lĩnh vực công chứng. Đồng thời bạn nên sở hữu mức điểm tích luỹ từ 8.0 trở lên để có bằng tốt nghiệp loại Giỏi, đây sẽ là lợi thế rất lớn cho bạn sau khi ra trường.
Bước 3 : Được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Ở Việt Nam, các cử nhân sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn Học Viện Tư Pháp để làm nơi đăng ký học khóa đào tạo Công chứng viên. Thời gian đào tạo hiện hành là 12 tháng. Sau khi kết thúc thời gian đào tạo, các học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Trên đây là những hiểu biết cơ bản về nghề công chứng viên mà ai cũng nên biết. Đặc biệt nếu bạn đang học ngành Luật và mong muốn tương lai theo nghề công chứng viên thì đừng bỏ lỡ bài viết này. Ngoài ra, các bạn có thể khám phá những tin tuyển dụng, tìm kiếm việc làm mới nhất và nhanh nhất tại timviec.com.vn.
Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc chuẩn nhất hiện nay
Uncategorized 08-05-2023, 17:17Với nhiều ứng viên lần đầu viết sơ yếu lý lịch sẽ gặp không ít khó khăn. Dưới đây sẽ là một số gợi ý về cách viết sơ yếu lý lịch cho ứng viên tham khảo: Phần họ và tên: Viết IN HOA họ tên. Nội dung trùng khớp với với thông tin ở trên chứng...
Những lỗi thường gặp khi viết đơn xin việc
Đọc báo 17-02-2023, 17:08Cho dù trên mạng có rất nhiều hướng dẫn và mẫu đơn xin việc viết tay hay để tham khảo nhưng rất nhiều bạn vẫn mắc phải các lỗi cơ bản khiến mất điểm trước nhà tuyển dụng. Dưới đây là các lỗi sai thường gặp các bạn cần tránh khi viết đơn xin việc:...
Mô tả công việc của vị trí HR executive
Uncategorized 17-02-2023, 11:37Những năm gần đây HR được đánh giá là ngành nghề có tiềm năng và có vai trò đặc biệt quan trọng với mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Tuy vậy rất nhiều người chưa hiểu rõ bộ phận HR là gì và chức năng, công việc cụ thể của HR ra sao? Thông...
Thực trạng chung của nguồn lao động phổ thông hiện nay
Uncategorized 16-02-2023, 15:35Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên thì Việt Nam là một trong những nước đang có nhu cầu lớn về số lượng những việc làm phổ thông không chỉ trong nước mà còn dùng để xuất khẩu là động sang nước ngoài. Tuy nhiên đối với nguồn lao động phổ thông lớn...